Chất lượng đô thị không đều
Theo ThS.KTS Phan Thanh Mai - Chủ nhiệm đồ án, Tây Nguyên là vùng núi có nhiều đặc trưng khác biệt bởi diện tích đất tự nhiên rộng, dân số ít, hệ thống giao thông hạn chế nên đô thị phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các cao nguyên Pleiku, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Di Linh, phân bố dọc theo trục quốc lộ, tỉnh lộ, đặc biệt tập trung dọc QL14 (đường Hồ Chí Minh - trục chính Bắc Nam của vùng Tây Nguyên), còn vùng giáp danh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia số lượng đô thị rất ít.
Mặc dù đô thị trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng cũng như chức năng chuyên ngành cấp vùng được hình thành tương đối rõ nét (trong đó TP Pleiku, Kon Tum là đô thị trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng và tiểu vùng Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Lạt là đô thị trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên), toàn vùng hiện có 63 đô thị nhưng chất lượng đô thị không đều. Các đô thị trung tâm vùng, tỉnh, trung tâm tiểu vùng được ưu tiên đầu tư nên cơ sở hạ tầng tốt, cảnh quan đẹp, có bản sắc, còn lại các đô thị khác, nhất là đô thị trung tâm huyện quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, hệ thống hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông, cấp thoát nước còn thiếu và lạc hậu…
Theo ông Phùng Thế Vinh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, cơ sở hạ tầng của toàn vùng còn yếu kém, không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hiện đang bị quá tải dưới sức ép của tăng dân số cơ học quá lớn.
Ưu tiên mô hình đa cực
Để giải quyết những tồn tại nêu trên và hướng đến năm 2030 sẽ xây dựng Tây Nguyên thành “một cao nguyên xanh - có môi trường sinh thái bền vững”, “giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hóa - xã hội, mạnh về quốc phòng an ninh, bảo tồn bản sắc văn hóa đặc trưng”, “vùng kinh tế động lực của cả nước về sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa phục vụ xuất khẩu”, đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên do Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn thực hiện vừa trình Bộ Xây dựng thẩm định đã đưa ra các định hướng phát triển hệ thống đô thị cho Vùng nằm về phía Tây Việt Nam, gồm 5 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng - nơi có diện tích tự nhiên chiếm 16,5% và dân số chiếm 6% dân số cả nước.
Mô hình phát triển hệ thống đô thị trong vùng được các chuyên gia lựa chọn là “mô hình đa cực”, cực phát triển kinh tế đô thị - cụm đô thị động lực - các trục đô thị hóa” để hình thành nhiều đô thị động lực với bán kính phục vụ hợp lý, đủ khả năng thúc đẩy sự phát triển cho tiểu vùng và vùng nông thôn được lựa chọn. Mô hình này được đánh giá là phù hợp, hiệu quả cho phát triển đô thị vùng Tây Nguyên.
\dịch vụ, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho đô thị hạt nhân cùng phát triển, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cùng tăng trưởng kinh tế cho các vùng xung quanh, tạo sự liên kết, hỗ trợ phát triển giữa đô thị năng động với đô thị chậm phát triển và vùng ven đô thị, tạo công ăn việc làm cho đô thị nhỏ và vùng nông thôn, giảm khoảng cách chênh lệch giữa đô thị - nông thôn, đó là cụm đô thị TP Đà Lạt và vùng phụ cận (TP Đà Lạt mở rộng), TP Kon Tum và vùng ngoại vi, cụm đô thị dịch vụ du lịch Măng Đen - Kon Plông, cụm đô thị Bảo Lộc - Lộc Thắng. Các trục đô thị hóa sẽ gắn kết toàn bộ hệ thống đô thị trong vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng, không gian phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp với không gian phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị.
Đồ án đề xuất 6 đô thị gồm TP Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa, cửa khẩu quốc tế Bờ Y, thị trấn Plei Kần là đô thị đóng vai trò trung tâm tăng trưởng của vùng. Còn TP Bảo Lộc - Lộc Thắng, TP Kon Tum và vùng phụ cận, cụm đô thị dịch vụ du lịch Măng Đen - Kon Plông, TP Đà Lạt và vùng phụ cận là các cụm đô thị động lực.
Bình luận của bạn